muc-duong-huyet-on-dinh

Mức đường huyết ổn định là bao nhiêu? Ăn uống gì để ổn định đường huyết (mới 2023)

Mức đường huyết ổn định là bao nhiêu? Tại sao đường huyết không ổn định? Ăn uống gì để ổn định đường huyết một cách đơn giản tại nhà. Hãy cùng theo dõi bài viết của Ngọc Review dưới đây nhé!

Mức đường huyết ổn định là bao nhiêu?

  • Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tỉ lệ bệnh đang được trẻ hóa đến mức báo động. Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
  • Theo nghiên cứu cho biết mức đường huyết ổn định được coi là an toàn đối với người bình thường như sau:

– Chỉ số mức đường huyết ổn định: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

– Chỉ số mức đường huyết ổn định lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).

– Chỉ số mức đường huyết ổn định sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).

– Với HbA1C: < 5,7 %.

  • Chỉ số mức đường huyết ổn định lúc đói được tính lần đầu vào buổi sáng khi bạn đã nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào, khi đó mức đường huyết ổn định lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
  • Một tín hiệu đáng mừng cho bạn, những người có mức đường huyết ổn định lúc đói trong khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) sẽ không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
  • Chỉ số mức đường huyết ổn định sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
  • Mức đường huyết ổn định trước lúc đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để bác sĩ chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
  • Nếu mức đường huyết ổn định trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm mức đường huyết ổn định này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương nghiêm trọng cho não bộ.
  • Tuy nhiên nếu lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng ( đề kháng insulin). Để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng.
  • Bên cạnh đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do chỉ số đường huyết cao.

THAM KHẢO MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT GIÁ TỐT TRÊN SHOPEE

muc-duong-huyet-on-dinh
mức đường huyết ổn định

>>  Xem thêm: Nhịn tiểu tối đa bao lâu, nhịn tiểu lâu có hại như thế nào?

Tại sao đường huyết không ổn định?

  • Chỉ số mức đường huyết ổn định lúc đói hoặc sau ăn tăng giảm thất thường được gọi là đường huyết không ổn định, khi đó các triệu chứng như khô miệng, khát nhiều, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ, đau đầu, mệt mỏi… sẽ xuất hiện. Nếu tình trạng bủn rủn chân tay, đổ mồ hôi, đói…là lúc bạn bị hạ đường huyết.
  • Để giúp bạn nhận biết cũng như khắc phục triệt để các tình trạng này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân tại sao đường huyết không ổn định sau đó tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Một số nguyên nhân khiến đường huyết của bạn không ổn định

Chế độ ăn không cân đối, khoa học như ăn uống thất thường không đúng giờ, kiêng khem quá mức, dùng thuốc sai chỉ dẫn và không vận động thường xuyên là những nguyên nhân làm đường huyết của bạn không ổn định.

Nhưng ngoài những nguyên nhân trên, vẫn còn có những nguyên nhân không ngờ cũng khiến đường huyết của bạn tăng giảm thất thường.

Bạn mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon hoặc ngủ không sâu giấc

  • Bạn mất ngủ hoặc ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể mệt mỏi uể oải, tinh thần căng thẳng, gây mệt mỏi kéo dài, lâu dần khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm sẽ khiến độ nhạy của insulin bị giảm. Các hormon gây tăng đường huyết như cortisol và epinephrine cũng được tiết ra nhiều hơn để điều hòa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Khi tập hợp tất cả những yếu tố gây hại này sẽ khiến mức đường huyết ổn định của bạn tăng cao.
tại sao đường huyết không ổn định
tại sao đường huyết không ổn định

>>  Xem thêm: Cách nấu nước dừa gừng đường phèn siêu đơn giản

Bạn không uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày

Triệu chứng đi tiểu nhiều kèm với việc bạn uống quá ít nước trong một ngày sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị mất nước. Khi đó, máu sẽ trở nên cô đặc hơn làm cho chỉ số đường huyết tăng cao, thậm chí việc này sẽ khiến hệ bài tiết cũng như đường tiết niệu của bạn lâu dài sẽ bị ảnh hưởng, viêm nhiễm.

Sử dụng nhiều hơn 3 ly cà phê mỗi ngày

  • Việc người tiểu đường uống thường xuyên 3 – 4 ly cà phê mỗi ngày (khoảng 400mg) sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột biến.
  • Nguyên nhân do cafein trong cà phê làm tăng chuyển hóa glycogen tại gan thành glucose, tăng kháng insulin và tăng giải phóng adrenalin – một chất làm tăng đường huyết cho cơ thể.
  • Cho dù môi trường làm việc căng thẳng, bạn phải dùng cà phê nhiều để tập trung, hạn chế việc buồn ngủ,..hay vì một lý do nào khác, thì việc sử dụng cà phê quá nhiều sẽ khiến sức khỏe của bạn gặp nhiều vấn đề trong tương lai.

Sử dụng thuốc khác kết hợp thuốc đặc trị tiểu đường

  • Việc tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào vào cơ thể là điều cần thiết. Bởi vì nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nhau khi dùng kết hợp.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc corticoid, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu cùng thuốc trị tiểu đường, đây có thể là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu của bạn không ổn định.
tại sao đường huyết không ổn định do dùng thuốc
tại sao đường huyết không ổn định do dùng thuốc

>>  Xem thêm: 1 cây xúc xích bao nhiêu calo? ăn xúc xích có tốt không?

Hiện tượng tăng đường huyết bình minh

  • Tăng đường huyết bình minh là kết quả của sự kết hợp nhiều phản ứng tự nhiên trong cơ thể xảy ra khi bạn đang ngủ.
  • Cơ thể bắt đầu giải phóng đường được dự trữ tại gan vào máu và sản sinh ra nhiều hormon trong khoảng 3 giờ đến 8 giờ sáng. Chỉ số đường huyết khi ngủ dậy sẽ tăng do các hormon này làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

  • Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu giảm nhẹ.
  • Đối với phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường trong thời gian này lượng đường huyết của họ lại cao hơn mức bình thường một chút do ít nhạy cảm với insulin hơn.
  • Tuy nhiên, mọi vấn đề sẽ kết thúc ngay khi bạn kết thúc những “ngày đèn đỏ”.

Cách ổn định đường huyết mà bạn cần biết

Nếu bạn đã đọc được đến đây ít nhiều bạn đã biết được việc đường huyết không ổn định có rất nhiều nguyên nhân, nếu bạn hiểu rõ được vấn đề của bản thân thì việc còn lại là áp dụng đúng 4 phương pháp mình sắp nói dưới đây sẽ giúp bạn ổn định được chỉ số đường huyết lâu dài.

Sử dụng đúng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Bạn nên sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuân thủ về liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc. Bạn không nên tự ý tăng giảm liều hoặc bỏ thuốc đột ngột, việc đó sẽ khiến tình trạng của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có vấn đề gì hoặc bạn đang sử dụng cùng thuốc điều trị khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để tránh trường hợp các thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đường huyết ổn định.
cách ổn định đường huyết
cách giữ mức ổn định đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ

>>  Xem thêm: Bỏ túi 15+ Cách Giảm Đau Họng Tức Thì Tại Nhà cho bạn

Có chế độ ăn uống khoa học và cân đối dinh dưỡng phù hợp

  • Kiêng kem quá mức – hơn 85% người tiểu đường đều mắc sai lầm này. Việc làm này là điều không cần thiết, vì các chuyên gia đã khuyến cáo rằng bạn hoàn toàn có thể ăn chế độ như người bình thường, chỉ cần giảm bớt những thực phẩm giàu tinh bột, đường (cơm, phở, bún, bánh kẹo, nước ngọt…) và tăng cường ăn rau xanh, protein, các loại hạt, đậu…
  • Ngoài việc sử dụng đúng các loại thực phẩm phù hợp, bạn cũng nên kết hợp ăn uống đúng giờ, không ăn no quá, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn rau trước khi ăn cơm.
  • Bạn nên uống đủ ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên nước lọc, hạn chế nước ngọt có gas, cà phê,… Bạn có thể sử dụng thay thế bằng trà không đường, sữa không đường…

Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên

  • Ngoài việc ăn uống điều độ, kết hợp thêm tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng là cách giúp đường huyết của bạn ổn định hơn.
  • Bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga, dọn dẹp nhà cửa,…. khi tập thể dục nên mang theo nước bên người và uống liên tục từng ngụm nhỏ (tránh để quá khát hoặc uống một lúc quá nhiều) để hạn chế tình trạng mất nước gây tăng đường huyết.
  • Duy trì ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và tập thói quen ngủ đúng giờ là điều cần phải làm. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy hạn chế sử dụng điện thoại, tivi trước khi ngủ 30 phút, không uống trà, cà phê, ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ.
  • Áp dụng thêm một số biện pháp để cơ thể ngủ ngon hơn như giữ tinh thần thoải mái, nghĩ về những điều khiến bạn vui vẻ, thả lỏng cơ thể, thở sâu từ từ…
cách ổn định đường huyết bằng cách tập thể dục thường xuyên
cách giữ mức ổn định đường huyết bằng cách tập thể dục thường xuyên

>>  Bạn đang xem chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắmSức khỏe

Ăn gì để ổn định đường huyết (thực phẩm ổn định đường huyết)

Những thực phẩm giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định cho cơ thể rất đa dạng, có thể kể đến như:

  1. Cỏ cà ri: Lá và hạt cực kỳ có lợi cho việc ổn định đường huyết, có tác dụng tốt trong việc giữ lượng đường trong máu ổn định, tăng cường dung nạp glucose và hỗ trợ bài tiết glucose.
  2. Ớt cayenne: Có tác dụng trị đái tháo đường, ớt cayenne giúp giảm mức glucose trong máu, tăng nồng độ insulin và hàm lượng glycogen. Hợp chất capsaicin trong ớt có tác dụng hạ huyết áp.
  3. Quế: Quế có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol. Là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin.
  4. Trứng: Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Trứng luộc giúp giảm lượng đường huyết.
  5. Hạt Chia: Lượng carbohydrate thấp và giàu chất xơ giúp duy trì sự cân bằng đường trong máu. Hạt chia làm giảm tốc độ thức ăn tiêu thụ di chuyển qua ruột và được hấp thụ trong cơ thể, giúp điều chỉnh insulin có trong máu.
  6. Sữa chua Hy Lạp: Sữa chua cung cấp một nguồn vi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột, men vi sinh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, sản phẩm sữa này không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
  7. Củ nghệ: Curcumin – Một thành phần hoạt chất trong củ nghệ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó cũng cải thiện tình trạng sức khỏe của thận – Dễ bị ảnh hưởng xấu trong trường hợp bệnh tiểu đường.
  8. Quả hạch: Hạt phỉ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả hạch Brazil, quả hồ trăn, hạt điều, hạt mắc ca và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và chứa carbohydrate thấp. Sử dụng chúng hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm, mức cholesterol LDL và mức độ insulin.
  9. Bông cải xanh: Giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại rau xanh khác như rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh và su hào cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì rau rất giàu magie và được gọi là chất chống oxy hóa hiệu quả.
  10. Hạt lanh: Kiểm soát được lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của tim. Chất xơ có độ nhớt cao giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, tăng độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn.
ăn gì để ổn định đường huyết
ăn gì để giữ mức ổn định đường huyết

>>  Xem thêm: Nướng cá bằng nồi chiên không dầu – món ngon mỗi ngày

  1. Dầu ô liu: Chứa một nguồn axit oleic dồi dào, dầu ô liu giúp tăng mức cholesterol HDL và mức chất béo trung tính cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Loại dầu này giúp gia tăng hormone GLP-1 và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  2. Giấm táo: Để cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết lúc đói, tiêu thụ giấm táo là lựa chọn tốt nhất. Giấm táo có thể làm giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn giàu carbohydrate. Tiêu thụ hai muỗng canh giấm này trước khi đi ngủ có thể giúp giảm 6% lượng đường trong máu.
  3. Dâu tây: Giàu lượng anthocyanin chống oxy hóa, dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất. Chất chống oxy hóa này giúp giảm nồng độ insulin sau bữa ăn và kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Quả việt quất cũng có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
  4. Tỏi: Một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, tỏi không chỉ giúp tăng hương vị của thực phẩm mà còn kiểm soát lượng đường trong máu, viêm và cholesterol LDL cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tiêu thụ một tép tỏi mỗi ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp.
  5. Bún Shirataki: Chứa một lượng lớn chất xơ glucomannan được chiết xuất từ ​​rễ cây Konjac. Nó có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe bằng cách loại bỏ các yếu tố có thể gây ra bệnh tiểu đường.
  6. Đậu: Những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ đậu khô và tránh hàm lượng natri trong đậu đóng hộp. Đậu, có chỉ số đường huyết thấp, giúp ức chế lượng đường trong máu tốt hơn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào khác.
  7. Gạo lứt: Thay thế gạo trắng chứa nhiều đường, việc tiêu thụ gạo lứt giúp giảm gần 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, thay thế gạo bằng các loại ngũ cốc khác cũng có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tới 35%.
ăn gì để ổn định đường huyết với gạo lứt
ăn gì để ổn định đường huyết với gạo lứt

>>  Xem thêm: Review Bình sữa Hegen của nước nào? có tốt không?

  1. Măng tây: Giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng sản lượng insulin, cuối cùng có thể khiến cơ thể hấp thụ glucose, có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như sản xuất insulin của cơ thể.
  2. Táo: Táo, quả việt quất và nho đều tốt cho sức khỏe, là thực phẩm ăn kiêng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không ăn táo.
  3. Lúa mạch: Chứa chất xơ hòa tan giúp ích cho mức ổn đường huyết, ổn định lượng đường trong máu và giúp giảm 6% lượng cholesterol, cholesterol LDL và kiểm soát khả năng hấp thụ của cơ thể.
  4. Yến mạch: Chứa tỷ lệ chất xơ, vitamin B (đặc biệt là B1), vitamin E và chất chống oxy hóa cao. Chất xơ trong yến mạch khiến glucose hấp thụ chậm hơn và giúp ổn định lượng đường trong máu.
  5. Sô-cô-la đen: Giúp cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin và giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn giúp tăng khả năng lưu thông máu, làm giảm huyết áp và lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
  6. Trà xanh: Nên uống trà xanh thường xuyên vì trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu.
  7. Cá: Các axit béo omega-3 có trong cá rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng giúp giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể.
ăn gì để ổn định đường huyết
ăn gì để ổn định đường huyết với nhiều thực phẩm đa dạng

>>  Xem thêm: Sử dụng thuốc xông mũi họng tại nhà đúng cách

Ngoài các loại thực phẩm nói trên, cà chua, cà rốt, bánh mì ngũ cốc, trái cây họ cam, thịt bò, bơ đậu phộng, bơ, ổi, bầu bí, đậu bắp, mướp đắng và hạt bí ngô cũng rất có lợi cho việc kiểm soát được mức ổn định đường huyết cho cơ thể.

Uống gì để ổn định đường huyết (sữa ổn định đường huyết)

Chuyên gia dinh dưỡng NutiFood ứng dụng tinh hoa khoa học dinh dưỡng Châu Âu cùng 20 năm am hiểu về thể trạng đặc thù của người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam.

Sản phẩm sữa ổn định đường huyết với công thức đặc chế dưới sự giám sát của Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng NutiFood Thụy Điển – NNRIS có chỉ số GI thấp (GI = 269) giúp mức đường huyết ổn định, tốt cho tim mạch và tăng cường sức đề kháng.

Sản phẩm sữa ổn định đường huyết được sản xuất tại Thụy Điển dưới sự giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng NutiFood Thụy Điển và nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng nhé!

Lợi ích sản phẩm sữa ổn định đường huyết:

– Tốt cho tim mạch: MUFA, PUFA giúp giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp; Vitamin K2 hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng vôi hóa động mạch, giúp bảo vệ tim mạch.

– Giúp mức đường huyết ổn định: Isomaltulose cùng với chất xơ (FOS/ Inulin) giúp đường huyết ổn định.

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin A, B, E, C và Kẽm, Selen giúp tăng cường đề kháng, hạn chế tình trạng mệt mỏi ở người bệnh.

– Ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ loãng xương: Calci, Vitamin D3 cùng với Vitamin K2 tạo hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

– Kiểm soát tốt cân nặng: Sản phẩm sữa ổn định đường huyết được phát triển với công thức hạn chế chất béo kết hợp với chất xơ (FOS/ Inulin), nhằm hỗ trợ người sử dụng kiểm soát cân nặng.

– Sản phẩm sữa nuôi cơ thể qua ống thông:

  • Värna Diabetes là sản phẩm đặc biệt có thể sử dụng nuôi ăn qua ống thông theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng.
  • Thể tích sử dụng và độ pha loãng được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng và khả năng dung nạp của người bệnh.
  • Cần thận trọng nhằm tránh sự nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị và nuôi ăn qua ống thông.

Ngoài công dụng giúp mức đường huyết ổn định nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI = 26,9), sản phẩm sữa ổn định đường huyết của Nutifood còn giúp người đái tháo đường, tiền đái tháo đường giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp; tăng sức đề kháng, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là kiểm soát cân nặng nhờ công thức hạn chế chất béo.

Đối tượng nào có thể dùng sản phẩm sữa ổn định đường huyết Värna Diabetes?

  • Người bệnh đái tháo đường Type 1.
  • Người bệnh đái tháo đường Type 2.
  • Người tiền đái tháo đường.
  • Người đái tháo đường thai kỳ.

Sản phẩm không chứa gluten, không lactose và thấp cholesterol.

Nutifood - Sữa Bột Varna Cho Người Cao Tuổi

Tham khảo sản phẩm Sữa Bột Varna Cho Người Cao Tuổi

ngocreview.com

>>  Bạn đang xem chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắmSức khỏe

>>  Săn mã giảm giá mua sắm tiết kiệm hơn tại: Mã giảm giáMã giảm giá ShopeeLazadaTiki

Xem thêm:

Tải ứng dụng MBBank nhận thưởng 30K
mời bạn bè 50K/lượt giới thiệu

Đăng ký trong 5 phút, nhận tiền ngay khi đăng ký thành công.

Tải ứng dụng CAKE nhận thưởng 80K
mời bạn bè 50K/lượt giới thiệu

Đăng ký trong 5 phút, nhận tiền ngay khi đăng ký thành công.

Tải ứng dụng​ TNEX nhận thưởng 20K
mời bạn bè 20K/lượt giới thiệu

Đăng ký trong 5 phút, nhận tiền ngay khi đăng ký thành công.

Ngọc Review - Blog viết lách

Chào tất cả. Cảm ơn các bạn đã đến và ghé thăm blog của tôi, để có được một blog tạm gọi là hoàn chỉnh như ngày hôm nay thì tôi đã trải qua nhiều lần thất bại để hoàn thiện hơn mỗi ngày từ kỹ năng thiết kế, kỹ năng viết bài, chọn nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu của người đọc, thì hôm nay chúng tôi đã tìm được hướng đi đúng với đam mê của mình.
Với công việc chính là giáo viên nhưng tôi đặc biệt có đam mê và sở thích viết blog về mọi chủ đề dưới sự nhìn nhận khách quan nhất có thể, việc có thể gặp nhau tại đây, ít nhiều cho thấy chúng ta có chung đam mê và sở thích về một thứ gì đó, hi vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn, mang đến nhiều nội dung hay, hấp dẫn và bổ ích cho người xem. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

 Chúng tôi trên Facebook

"Hãy trao cho nhau giá trị, bạn sẽ nhận lại được nhiều yêu thương."

Liên hệ chúng tôi

Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo sự khách quan trong đánh giá sản phẩm, nhằm mang lại tối đa sự tin tưởng của bạn và quan trọng nhất là sự trải nghiệm chúng tôi mang lại cho bạn.

Chúng tôi có mặt trên các trang mạng xã hội phổ biến, nhấn theo dõi chúng tôi để chúng ta còn có thể gặp được nhau nhé!

Gọi cho tôi

0819550164
0974277131

Địa chỉ liên hệ

Ấp An Bình, thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Các dịch vụ của chúng tôi

  • Thiết kế Fanpage
  • Thiết kế google site
  • Thiết kế landing page
  • Thiết kế website giá rẻ
Thank you! Your message has been sent.
Unable to send your message. Please fix errors then try again.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *